Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid của dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua, đôi khi có thể nhầm lẫn với viêm loét dạ dày, tá tràng.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh tiêu hóa phổ biến, chúng bao gồm các triệu chứng ợ hơi lúc đói thường xuyên, ợ chua vào buổi sáng, nhất là khi đánh răng, cảm giác nóng rát từ dạ dày ngược lên vùng ngực hoặc lan lên cổ. Những triệu chứng ợ hơi, ợ chua làm bệnh nhân nhiều khi nhầm tưởng mình bị viêm loét dạ dày tá tràng nên không có phương pháp điều trị đúng. Đôi khi bệnh nhân có thể có cảm giác đau thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay, triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Người bệnh cũng có thể xuất hiện triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, đặc biệt sau khi ăn quá no hoặc nằm ngày sau khi ăn, hoặc cảm giác mắc nghẹn khi ăn. Triệu chứng này làm tình trạng nôn mửa do say tàu xe hoặc ốm nghén của bệnh nhân nặng hơn. Khi dịch vị dạ dày trào lên kèm theo dịch mật, bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng miệng do van môn vị mở ra quá mức khiến dịch mật trào ra.

Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng lên và gây các biến chứng loét thực quản, gây chảy máu thực quản làm bệnh nhân đau và nuốt khó. Dây thanh quản tiếp xúc với dịch acid dạ dày cũng bị sưng tấy khiến người bệnh bị khản tiếng, ho, thậm chí nói khó. Thực quản liên tục tiếp xúc với dịch dạ dày nên bị loét, các mô sẹo hình thành co kéo làm hẹp thực quản cũng làm ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt của bệnh nhân. Việc loét thực quản làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê thì theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp khác để hỗ trợ điều trị. Cụ thể:

  • Chế độ ăn: Không nên ăn quá nhiều một bữa mà chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn chất lỏng mà nên dùng thức ăn đặc, khô. Bỏ hẳn các thực phẩm gây mở cơ thắt tâm vị gồm chocolate, thức ăn cay nóng, cà phê, nước uống có gas, bia, rượu, hạn chế dùng chất béo. Hạn chế dùng các thực phẩm tăng tiết acid dạ dày như cam, chanh…Khi ăn cần nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói chuyện để giảm tình trạng khí theo thức ăn vào dạ dày. Sử dụng các thực phẩm có tính kiềm để trung hòa acid dịch vị như thực phẩm giàu tinh bột, hay thực phẩm chứa protein dễ tiêu.
  • Thói quen: tránh mặc quần áo chật hoặc đeo dây lưng để tránh làm tăng áp lực ổ bụng. Sau khi ăn không nên nằm nhiều mà nên ngồi cúi về phía trước, không nằm trước 2 giờ sau khi ăn, không uống nhiều nước khi ăn, không ăn tối quá muộn. Khi nằm nên để đầu giường cao khoảng 10-15 cm hoặc để nệm, nâng cao người từ thắt lưng trở lên. Không hút thuốc lá.

Bên cạnh duy trì thói quen kể trên thì bệnh nhân có thể bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, bởi chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị căn bệnh này. Theo đó, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm có tính kiềm để giảm nồng độ acid dạ dày như bánh mỳ, bột yến mạch hoặc các loại đỗ, đậu như đậu Hà lan, đậu cove, đậu xanh…có hàm lượng chất xơ và acid amin cao dùng được cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại protein dễ tiêu hóa vừa giúp tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân, vừa trung hòa acid hạn chế triệu chứng của bệnh. Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân có thể dùng liệu pháp Y học cổ truyền thảo dược từ mật ong, nghệ hoặc dùng cam thảo hay hoa cúc. Bên cạnh đó liệu pháp tâm lý, làm dịu căng thẳng, lo lắng cũng có hiệu quả làm giảm triệu chứng của bệnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn