Bệnh viêm động mạch Takayasu gây tổn thương lên động mạch chủ và động mạch chi nhánh lớn từ động mạch chủ. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không?
- Mách bạn những thực phẩm ăn uống giúp phòng tránh bệnh lý mạch vành
- Bật mí tác dụng thần kỳ của cây lá gai
- Bật mí lợi ích tuyệt vời từ tâm sen đối với sức khỏe
Viêm động mạch Takayasu là bệnh lý như thế nào?
Viêm động mạch Takayasu là bệnh lý như thế nào?
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, bệnh Takayasu là tên một bệnh viêm động mạch hiếm gặp, gây ra bởi một nhóm các rối loạn gây viêm mạch máu. Bệnh này gây tổn thương động mạch chủ và các nhánh chính của động mạch chủ, gây ra hậu quả tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch chủ, số ít trường hợp làm tổn thương thành nghiêm trọng gây ra phình động mạch chủ. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng là những cơn đau thắt ngực, có thể kèm các triệu chứng khác như đau cánh tay, huyết áp cao, suy tim thậm chí đột quỵ hoặc tử vong. Hiện tại, cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm động mạch Takayasu còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn hẳn nam giới, độ tuổi từ trẻ nhỏ đến khoảng dưới 40 tuổi. Theo đó, bệnh viêm động mạch Takayasu diễn biến phức tạp với nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy, ngoài việc điều trị làm giảm viêm động mạch, không thể quên điều trị dự phòng nhằm ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng.
Theo nghiên cứu, bệnh viêm động mạch Takayasu gây tổn thương lên động mạch chủ và động mạch chi nhánh lớn từ động mạch chủ bao gồm cả động mạch cảnh, động mạch thân tạng, động mạch thận…. Tổn thương viêm này sẽ gây ra nhiều thay đổi theo thời gian bên trong các mạch máu. Ban đầu thành mạch máu xảy ra sự xâm nhập các tế bào viêm, sưng nề, thành mạch dày lên gây thu hẹp lòng mạch, tổn thương có thể để lại sẹo. Lưu lượng máu đi qua mạch bị tổn thương giảm dần, các mô và cơ quan quan trọng không được cấp đủ máu dẫn tới các tổn thương thứ phát, nhiều trường hợp gây ra những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Mặt khác, tình trạng viêm cũng làm kết cấu thành mạch trở nên kém bền, giảm độ đàn hồi chun giãn, đôi khi gây ra biến chứng phình động mạch và có nguy cơ vỡ phình đe dọa tình mạng bệnh nhân. Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của viêm động mạch Takayasu còn chưa rõ ràng. Nhiều giả thuyết cho rằng đây là một bệnh tự miễn, trong đó trục trặc hệ thống miễn dịch khiến cho động mạch trở thành mục tiêu tấn công của chính hệ miễn dịch, như thể nó là chất lạ mang tính kháng nguyên.
Biểu hiện của bệnh viêm động mạch Takayasu
Biểu hiện của bệnh viêm động mạch Takayasu như thế nào?
Có thể chia bệnh viêm động mạch Takayasu thành 2 giai đoạn với diễn biến và triệu chứng cơ năng đặc trưng cho từng giai đoạn.
Giai đoạn sớm
Trong giai đoạn đầu, những triệu chứng đa số không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như bệnh tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân có thể gặp phải tổn thương viêm động mạch nhiều năm trước khi biểu hiện ra trên lâm sàng hoặc hoàn toàn không có triệu chứng giai đoạn sớm. Một số triệu chứng trong giai đoạn này như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, đau nhức cơ bắp, xương khớp, thậm chí có thể bị sốt nhẹ.
Giai đoạn thứ hai (Giai đoạn muộn)
Hiện tượng lưu lượng máu giảm sút do thành mạch sưng, dày lên và lòng mạch hẹp lại gây ra hậu quả là lưu lượng máu qua mạch bị giảm mạnh. Các mô, cơ quan đích không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến các biểu hiện của giai đoạn này thường đặc trưng bởi biểu hiện thiếu oxy của các mô, cơ quan. Những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng nhất có thể kể đến như:
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu; có thể xuất hiện những cơn ngất.
- Cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
- Những cơn đau thắt ngực kèm khó thở hoặc không.
- Đau, yếu cơ bắp tứ chi.
- Mất/ giảm/ rối loạn thị giác.
- Giảm hiệu quả làm việc, khó khăn trong ghi nhớ.
- Những cơn tăng huyết áp;.
Bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh
Đôi khi, sự tắc nghẽn mạch máu do bệnh Takayasu gây ra hiện tượng mạch yếu khó bắt ở một bên tay, đi kèm với huyết áp hai tay có sự chênh lệch lớn. Phát hiện sớm bệnh viêm động mạch Takayasu có thể giúp cho tiên lượng điều trị tốt hơn cũng như ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ kể trên, hãy tới gặp bác sĩ hoặc sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền phòng ngừa biến chứng bệnh.
Nguồn: benhhoc.edu.vn