Cà phê trộn pin tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong pin có chứa nhiều hàm lượng kim loại nặng độc hại mà nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch và máu.

Theo Tin tức Y Dược, mới đây Cảnh sát môi trường phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở đang nhuộm đen cà phê bằng pin con ó. Cơ sở này đã hoạt động nhiều năm, tung ra thị trường hàng chục tấn cà phê bẩn. Thông tin này khiến dư luận hoang mang, lo ngại về đồ uống quen thuộc của gia đình.

ca-phe-tron-pin

Nơi cơ sở sản xuất cà phê bẩn hoạt động nhiều năm.

Cà phê trộn pin – chất độc không dành cho con người

Theo các chuyên gia về bệnh học khẳng định loại pin được dùng phổ biến nhất hiện nay là pin cacbon. Trong lõi loại pin này, ngoài các chất bảo quản, thành phần còn lại gồm: mangan dioxit sau khi chuyển hoá thành dạng ion, thuỷ ngân, một số kim loại nặng, tạp chất… gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người.

Khi kim loại nặng đi vào trong cơ thể, nó sẽ phân bố đến tất cả cơ quan đích, tuỳ theo lượng hấp thu nhiều hay ít mà thể hiện các triệu chứng khác nhau, nhưng cái mà dễ thấy nhất là những triệu chứng về thần kinh, ảnh hưởng đến trí tuệ, xương, máu và hệ tim mạch.

Nơi tích lũy kim loại nặng là não, thận, gan sau đó đào thải qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít… thậm chí gây sẩy thai ở phụ nữ có thai.

Tuỳ theo từng loại kim loại nặng, thời gian sử dụng, số lượng hấp thu… mà nó tác hại đến sức khoẻ ra sao. Trong đó, tác động đến thần kinh là rõ ràng nhất, như ở người trẻ thì ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, ở người lớn tuổi thì mắc các bệnh mãn tính như parkinson, thoái hoá não.

Cách phân biệt cà phê thật và cà phê giả

Mục Hỏi đáp bệnh học sẽ hướng dẫn 5 cách để phân biệt cà phê như sau:

  • Xem xét khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê: Bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và thể tích (hoặc khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đó, chúng ta có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra.
  • Độ xốp của bột cà phê: Nhìn theo cảm quan, bột cà phê thật rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Nếu có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, ta sẽ mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê thật xốp nhẹ, nên nổi lên trên, còn bột cà phê giả sẽ chìm xuống dưới.
  • Độ ẩm của bột cà phê: Độ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp so với cà phê giả. Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt, thậm chí vón cục.
  • Màu của bột cà phê: Cà phê thật khi chưa rang có màu vàng sáng, vị hơi chua, mùi nồng. Cà phê rang rồi có màu nâu đậm. Khi pha, cà phê thật không có màu đen đặc mà ngả màu cánh gián. Đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa cà phê sạch và cà phê “trộn”.

ca-phe-tron-pin

Có thể phân biệt cà phê thật và cà phê giả bằng mắt thường.

  • Mùi của bột cà phê: Mùi cà phê thật thơm rất dễ chịu, hấp dẫn và rất đặc trưng trong khi cà phê giả thường có mùi gắt vì bị trộn cùng với các loại hương liệu.

Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong việc lựa chọn cà phê để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu.