Giải pháp cho người đau bụng kinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Là chị em phụ nữ ai cũng đã từng trải qua cảm giác đau bụng kinh. Tuy nhiên để hiểu đúng về đau bụng kinh thì không phải ai cũng biết.

Tìm hiểu về đau bụng kinh dưới sự chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Tìm hiểu về đau bụng kinh, dưới sự chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Hãy cùng trao đổi với giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur để giải đáp về vấn đề này.

Hỏi: Thưa giảng viên, rất nhiều chị em từng trải qua cảm giác khó chịu của đau bụng kinh. Vậy đau bụng kinh là gì?

Trả lời: Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng vùng dưới xương chậu đau thường lan sang vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới, đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường xảy ra vào 1 – 2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn 1 số biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể choáng ngất gây nguy hiểm .. Tùy vào cơ địa mỗi người mà xuất hiện những triệu chứng và mức độ khác nhau.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát (sinh lý) và đau bụng kinh thứ phát (bệnh lý). Trong trường hợp đau bụng kinh thứ phát, các cơn đau thường mạnh hơn, đôi khi kèm theo xuất huyết ồ ạt khiến bệnh nhân đau và mất máu dẫn đến ngất. Vì vậy khi thấy cơn đau bụng kinh có sự bất thường, nên đến cơ sở y tế để kiểm tra

Hỏi: Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh thưa giảng viên?

Trả lời: Nguyên nhân gây đau bụng kinh gồm có nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân do bệnh lý. Nguyên nhân gây đau bụng kinh sinh lý là do cơ thể tăng tiết Prostagladin dẫn đến tăng co bóp cơ trơn tử cung đồng thời co mạch máu vùng tử cung, giảm lượng máu đến nuôi niêm mạc, giúp niêm mạc tử cung bong ra ngoài khi không có thai làm tổ, vì vậy gây ra những cơn đau co thắt. Lượng prostagladin càng nhiều thì cơn đau càng nhiều và mức độ đau càng mạnh.

Nguyên nhân đau bụng kinh bệnh lý bao gồm các bệnh u xơ tử cung do sự tăng trưởng quá mức trong thành tử cung. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp biểu mô tăng sinh trong lớp cơ tử cung. Những nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản tình dục học ở nữ giới.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới là gì?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới là gì?

Hỏi: Biểu hiện của đau bụng kinh là gì thưa giảng viên?

Trả lời: Với các trường đau bụng kinh sinh lý thường xuất hiện khi có chu kỳ kinh nguyệt và các cơn đau thường nhẹ, chủ yếu là cảm giác mỏi, tức vùng bụng dưới và thắt lưng. Với đau bụng kinh bệnh lý, ngoài các triệu chứng lâm sàng (đau bụng nặng và dai dẳng, xuất huyết ồ ạt, ..) để chẩn đoán bệnh lý, cần làm những xét nghiệm y khoa:

Hỏi: Có những yếu tố nào làm tăng cơn đau bụng kinh thưa giảng viên?

Trả lời: Các yếu tố có thể khiến các cơn đau bụng kinh của chị em tăng lên bao gồm:

  • Stress, căng thẳng, làm việc quá sức
  • Ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng
  • Không hoặc hạn chế vận động, luyện tập
  • Cơ thể mắc các bệnh thường gặp và ngoài ra cũng còn có thể là do yếu tô di truyền từ mẹ.

Hỏi: Vậy hiện nay có những biện pháp giúp giảm đau trong đau bụng kinh?

Trả lời: Sử dụng cao ích mẫu: cây ích mẫu được biết từ lâu với tác dụng bổ huyết, hành huyết, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng trong đau bụng kinh phù hợp cho các bạn nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt giai đoạn đầu khi mới bắt đầu có kinh. Hoặc có thể sử dụng một số bài thuốc trong y học cổ truyền.

Trường túi nước nóng được coi là cách khắc phục khi đau bụng kinh

Chườm túi nước nóng được coi là cách khắc phục khi đau bụng kinh

Hỏi: Giảng viên có thể cho độc giả lời khuyên để hạn chế đau bụng kinh?

Trả lời: Khi đau bụng bạn có thể dùng túi nước ấm để chườm ấm vùng đau, xoa nhẹ vùng đau. Thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và làm việc điều độ, không nên để tình trạng căng thẳng stress quá lâu. Hạn chế hoặc không dùng rượu bia, các chất kích thích. Tránh các loại thực phẩm như cà phê, trà, dầu và thức ăn nhiều gia vị

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm đau bụng và có thể có tác dụng đối với một số trường hợp đau bụng kinh: chuối, mầm lúa mì, hạt hướng dương, yến mạch, rau mùi tây, cá hồi, sô cô la đen, hạt dứa, gừng, rau bina và trà xanh.

Cảm ơn giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur về chia sẻ trên.

Nguồn: benhhoc.edu.vn