Y học cổ truyền trị bệnh viêm mũi như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khô lạnh là thời điểm dễ xảy ra tình trạng viêm mũi nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung. Vì vậy bạn nên có sự chuẩn bị để có thể xử lý nhanh chóng nếu mắc bệnh.

Tình trạng viêm mũi thường xảy ra vào mùa lạnh

Tình trạng viêm mũi thường xảy ra vào mùa lạnh.

Y học cổ truyền gọi là “tị cả” là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Bệnh có các triệu chứng như phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, niêm mạc mũi bị teo lại, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vảy xanh.

Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vảy, gây triệu chứng tắc trong mũi, mũi cảm giác khô nóng, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, mất khứu giác.

Bài thuốc trị bệnh viêm mũi

Bạn có thể tham khảo một trong bài thuốc sau trong y học cổ truyền theo hướng dẫn của trang Bệnh học dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống như sau:

Bài 1: đương quy vĩ 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, đảng sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.

Bài 2: sa sâm 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, mạch môn đông 15g, tang diệp 15g, kim ngân hoa 15g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.

Bài 3: mạch môn đông 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.

Bài 4: sa sâm 20g, mạch môn đông 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g. Sắc nước uống, “tác dụng ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư”, thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.

Bài 5: nam sa sâm 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc 15g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.Vị thuốc thược dược trong y học cổ truyền trị bệnh viêm mũi

Vị thuốc thược dược trong y học cổ truyền trị bệnh viêm mũi

Bài 6: thược dược 6g, đan bì 10g, phục linh 10g, mạch môn đông 6g, thạch hộc 3g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 6g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, sắc nước uống, trị viêm mũi.

Bài 7: cát cánh 10g, chiết bối mẫu 10g, kim ngân hoa 12g, 1 cành hoa thất diệp, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, thương nhĩ tử 10g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.

Bài 8: sinh địa 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, tân di (mộc lan) 5g, chiết bối 5g, cam thảo 5g.

Bài 9: rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng viêm mũi teo.

Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đúng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: BS. Tiểu Lan – benhhoc.edu.vn