Zona là bệnh cấp tính ngoài da đặc trưng bởi các tổn thương dạng bọng nước gây ra do virus varicella zoster. Tuy nhiên, thương tổn có thể lan rộng với nhiều diễn biến phức tạp thậm chí gây ra tử vong.
- Bệnh tổ đỉa là căn bệnh như thế nào?
- Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ
- Người bệnh cần làm gì khi bị chai chân?
Bệnh Zona là căn bệnh như thế nào?
Bệnh Zona là căn bệnh như thế nào?
Zona là một bệnh da liễu cấp tính đặc trưng bởi các tổn thương dạng bọng nước gây ra do virus varicella zoster. Mặt khác đây cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu, thường Zona gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có tiền sử mắc thủy đậu (phỏng dạ, bỏng dạ) từ nhỏ, rồi lành bệnh nhưng virus không bị loại bỏ hoàn toàn mà “ẩn” vào các nơ-ron thần kinh ở các hạch thần kinh ngoại vi. Ngay lúc này varicella zoster ở dạng tiềm ẩn không hoạt động trong suốt một thời gian dài, cho đến khi vì nguyên nhân nào đó virus chuyển sang dạng hoạt động sẽ gây ra các tổn thương trên da tương ứng vùng hạch bị nhiễm virus.
Zona thường chỉ mắc phải một lần trong đời. Tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch tổn hại, thương tổn có thể lan rộng với nhiều diễn biến phức tạp thậm chí gây ra tử vong. Điển hình cho nhóm người này là bệnh nhân mang HIV, tổn thương Zone có thể là dấu hiệu của suy giảm miễn dịch ở nhóm bệnh nhân này.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh zona
Đối với bệnh nhân Zona, triệu chứng gây khó chịu nhất thường là cảm giác đau tại vùng tổn thương. Các cơn đau có thể xuất hiện trước khi tổn thương da xuất hiện 1-2 ngày. Đau kéo dài suốt quá trình tổn thương da hình thành và thậm chí đau tăng lên khi tổn thương đã xẹp. Thương tổn trên da về cơ bản gồm các mụn nước, bọng nước sâu, căng, đầy dịch. Các tổn thương này chạy dọc theo dây thần kinh nhiễm virus, thường khu trú một bên cơ thể, không đối xứng. Các hạch ngoại vi lân cận vùng da tổn thương có hiện tượng sưng, ấn mềm nhẽo. Vị trí các tổn thương xuất hiện thường là thân mình và vùng mặt, số ít trường hợp xuất hiện ở tứ chi và lưng. Bệnh Zona thần kinh thường không phải kết quả của một ung thư hoặc bệnh toàn thân. Khi gặp bệnh nhân mắc Zona, cần chú ý kiểm tra để không bỏ sót các trường hợp Zona mắc phải do suy giảm miễn dịch như AIDS, bệnh tự miễn…
Triệu chứng lâm sàng của bệnh zona
Biến chứng bệnh thường gặp nhất là đau dây thần kinh kéo dài sau khi tổn thương da đã lành. Các biến chứng khác có thể xảy ra với dây thần kinh bao gồm: tê bì, mất cảm giác, viêm dây thần kinh, thậm chí viêm não. Ngoài ra, tổn thương da có thể để lại sẹo xấu sau khi khỏi. Zona mắt có thể ảnh hưởng đáng kể thị lực của bệnh nhân.
Điều trị Zona như thế nào để không có biến chứng?
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, có rất nhiều các phương thức điều trị bệnh zona, ví dụ như:
Liệu pháp toàn thân
Khi đã chẩn đoán xác định là bệnh Zona thần kinh, các bác sĩ thường chỉ định thuốc đầu tiên là acyclovir (một loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý do virus). Acyclovir có thể dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống liều cao có hiệu quả tốt, làm thuyên giảm các tổn thương, giảm đau cấp tính. Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt các vùng da bị tổn thương. Trường hợp cơn đau quá dữ dội, có thể cân nhắc sử dụng nhóm phong bế thần kinh để giảm đau.
Globulin miễn dịch thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân mắc Zona trên nền suy giảm miễn dịch. Về cơ bản globulin miễn dịch không có tác dụng rõ rệt với việc điều trị zona thông thường, trừ trường hợp zona không có tiền sử thủy đậu hoặc zona trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Liệu pháp lại chỗ
Mục đích điều trị tại chỗ là vệ sinh vết tổn thương và tránh cho các mụn nước và bọng nước bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy người ta thường dùng hồ nước hoặc bột talc cho việc điều trị tại chỗ.
Điều trị Zona như thế nào để không có biến chứng?
Đau dây thần kinh sau Zona là biến chứng thường gặp nhất bởi vậy cần theo dõi sát và điều trị kịp thời. Có tới hơn nửa các bệnh nhân đáp ứng với thuốc bôi Capsaicin. Tuy nhiên nếu tình trạng đau dây thần kinh diễn biến mạn tính, có thể sử dụng Bupivacain hydrochlorid nhằm phong bế thần kinh tại chỗ.
Amitriptylin (75 mg/ngày chia uống 3 lần) và Fluphenazin (4mg/ngày chia uống 4 lần) hoặc Doxepin (75-150mg/ngày chia uống 3 lần) cũng có thể có ích. Tuy nhiên cần để ý tác dụng phụ gây buồn ngủ của các thuốc này.
Nguồn: benhhoc.edu.vn