Sống trong điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng như giun đũa phát triển, bạn nên tìm hiệu cách điều điều trị cũng như phòng tránh để cơ thể phát triển tốt nhất.
- Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể
- Dược sĩ tư vấn những phương pháp xác định bệnh viêm loét dạ dày
- Viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị bệnh hiệu quả
Hình ảnh giun đũa
Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Đó là môi trường thuận lợi cho rất nhiều bệnh phát triển trong đó các bệnh liên quan đến ký sinh trùng đặc biệt là giun đũa. Vậy triệu chứng và cách điều trị giun đũa như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, chuyên mục Hỏi đáp bệnh học có cuộc trao đổi với các chuyên gia sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời cũng đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn.
Hỏi: Thưa chuyên gia, chuyên gia có thể cho độc giả được biết về tình hình mắc giun đũa ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
Việt Nam chúng ta là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ấm nên mô hình bệnh tật rất phong phú và đa dạng trong đó có các bệnh lý do giun đũa gây ra.Tỷ lệ nhiễm giun đũa phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, vệ sinh cá nhân và sử dụng phân bón trồng hoa màu của người dân. Nghề nghiệp của ảnh hưởng đến tỉ lệ giun đũa, nghề nông nghiệp có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác, nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao hơn Thành Phố, tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng, sau điều trị 4 tháng, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên 90%.
Đường lây nhiễm: trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi nước lã, thức ăn bị ô nhiễm… Thường chơi đùa đất chung quanh nhà hay bị nhiễm.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ nhiễm giun có xu hướng tăng ở các tỉnh miền núi và miền Nam. Ở miển Núi trước đây tỉ lệ nhiễm giun thấp, nay có nhiều nới tăng lên xấp xỉ vùng đồng bằng.
Tỉ lệ cao trên 60% trong toàn bộ dân số trên 2 tuổi, với cường độ nhiễm thấp hơn người lớn, sự phơi nhiễm phổ biến và thường xuyên với giun đũa qua tay bẩn và thức ăn bị nhiễm bẩn.
Tỉ lệ trung bình dưới 50% với đỉnh cao nhất với trẻ em trước tuổi đi học hoặc ở lứa tuổi học sinh tiểu học và tỉ lệ nhiễm ở người lớn thấp hơn, đường lây nhiễm chủ yếu là ở trong nhà, trong gia đình.
Tỷ lệ nhiễm chung thấp (dưới 10%) và bệnh có khu hướng khu trú thành điểm, liên quan tới các vật dụng trong gia đình hoặc điều kiện vệ sinh hoạt thói quen trong sinh hoạt và làm nghề nông.
Hỏi: Được biết giun đũa là bệnh có khả năng lây truyền. Vậy chuyên gia có thể cho biết con đường lây truyền giun đũa là gì?
Trả lời:
Đường lây nhiễm: trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi nước lã, thức ăn bị ô nhiễm… trẻ em thường chơi đùa đất xung quanh nhà.
Giun đũa gây ra những cơn đau thắt bụng
Hỏi: Xin chuyên gia cho biết những tác hại khi bị nhiễm giun đũa?
Trả lời:
Nếu tìm hiểu trên các trang Tin tức Y Dược chắc bạn cũng biết, tác hại có thể gây ra bởi ấu trùng hay giun truởng thành.
Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa có thể gây ra :
Viêm phổi do giun đũa:
Khi ấu trùng di chuyển tử ruột lên phổi có thể gây ra hội chứng Loeffler gồm các triệu chứng: sốt ho, khạc đàm, suyễn tăng bạch cầu toan tính và thâm nhiễm ở phổi khi chụp hình X quang. Ấu trùng giai đoạn 4 của giun được tìm thấy trong các tiểu phế quản cùng với tế bào đa nhân bạch cầu toan tính và các tinh thể Charcot-Leyden.
Ngoài ra còn gây tổn thương não, gan …
Khi bị nhiễm giun trưởng thành:
– Tại nơi cư trú bình thường (ruột non): giun trưởng thành ít gây tai hại cho ký chủ của nó. Nhiễm nặng có thể gây ra viêm ruột, xoắn ruột tắc ruột hoặc lòng ruột.
– Ngoài ruột: Khi giun đi lang thang có thể lạc đến những nơi cư trú bất thường và gây ra triệu chứng cấp tính: tắc ruột, thủng ruột ở những vùng hồi manh tràng, viêm ruột thừa cấp do giun, làm nghẽn ruột viêm túi thừa, chấn thương dạ dày hoặc ruột, làm nghẽn bóng Varer làm hoại tử, tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da. Giun xâm nhập vào mô gan gây áp xe gan, vào cơ quan sinh dục làm thủng thực quản.
– Áp xe do giun đũa: Do giun đũa cái trên đường di chuyển từ đường dẫn mật chung vào gan thì chết tại đây, trứng được phóng thích ra ngoài. Về mô học có thể thấy phản ứng tạo u hạt chung quanh xác giun với trứng nằm chung quanh trong nhu mô gan, trứng nhẫn có hình thoi, vỏ ngoài đã bị tiêu đi. Ở 1 số vùng trên thới giới, áp xe gan do giun đũa thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là áp gan do amíp.
– Tổn thương ở màng bụng: trong trường hợp giun thoát ra khỏi ruột, đi vào phúc mạc, giun cái đẻ trứng và trứng bị phản ứng viêm bao quanh tạo ra u hạt, có thể có những sang thương phúc mạc giống như lao.
– Giun đũa ở đường mật: giun đũa ở đường mật không hiếm ở Philippine, nơi có 20% bệnh nhân được giải phẩu bệnh lý đường mật tìm thấy giun đũa còn sống hay đã chết trong đường mật và ở Nam Phi chứng này phổ biến ở trẻ em.
Bệnh cấp tính với khởi đầu đau ở hạ sườn phải, đôi khi có sốt và vàng da do viêm túi mật tái đi tái lại. Giun trưởng thành có thể thấy trên phim chụp X quang có chất cản quang. Tử thiết có thể viên đường mật hay áp xe gan. Điều trị với thuốc tẩy giun cho kết quả tốt, các triệu chứng cấp tính giảm và khỏi bệnh. Giun trưởng thành, ấu trùng và trứng có thể tìm thấy ở phần lõi của các sạn mật.
Thuốc điều trị giun đũa
Hỏi: Hỏi vậy hiện nay y học đã có biện pháp gì để điều trị giun đũa thưa chuyên gia?
Trả lời:
Giun đũa có thể gây là các bệnh học chuyên khoa khác nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay y học đã phân ra thành 2 cách trong công tác điều trị giun đũa như sau:
Điều trị đặc hiệu:
Sử dụng các loại thuốc diệt trứng giun, ấu trùng giun, và giun trưởng thành như:
– Albendazole: trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, liều duy nhất chọn là 200mg, trẻ em lớn hơn và người lớn, 1 liều 400mg
– Mebendazole: 100mg x 2 lần/ngày, chỉ uống 1 ngày duy nhất.
– Levamisole: liều duy nhất 5 ngày/kg cân nặng.
– Pyrantel palmoate (Combantrin): liều duy nhất 10mg/kg cân nặng.
Uống thuốc tốt nhất vào giữa bữa ăn, không có chế độ kiêng cử gì, có thể dùng thuốc xổ giun trước hoặc sau khi tẩy giun.
Điều trị biến chứng:
-Viêm phổi do Ascaris lumbricoides: Đáp ứng rất tốt với prednisolone. Nên tẩy giun 2 tuần sau khi có triệu chứng ở phổi.
– Viêm đường ruột: Áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn: Chống co thắt, chống đau, giảm căng dạ dày, truyền dịch, cách này thường cho kết quả tốt. Nên tẩy giun sau khi con đau cấp đã qua và chức năng của ruột được hồi phục. Nên dùng loại thuốc tẩy dạng lỏng và có tác dụng nhanh (levamisole, pyrantel). Nếu cách điều trị này thất bại thì phải dùng phẫu thuật.
– Tắc ruột: Nên điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc giảm co thắt, giảm căng dạ dày, truyền dịch, dùng paraffin và thuốc tẩy giun, thường cho kết quả tốt. Nếu bệnh nhân bị sốt, nhịp tim nhanh, nhu động ruột nỗi rõ, đau nhiều hoặc không thuyên giảm sau 48 giờ điều trị bảo tồn, thì phải mổ, cố gắng không cắt ruột mà nên làm cho nút lỏng ra, cho giun đi xuống ruột già. Hiếm khi phải cắt bỏ đoạn ruột.
Hỏi:Chuyên gia có thể cho độc giả lời khuyên để có thể phòng được bệnh giun đũa ?
Trả lời:
Để phòng tránh được bệnh giun đũa cần vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống sôi, có lối sống sinh hoạt ăn uống lành mạnh. Tẩy giun theo định kỳ 6 tháng một lần.
Cám ơn những chia sẻ từ chuyên gia!
Nguồn: benhhoc.edu.vn