Hội chứng dị ứng vật nuôi và những vấn đề liên quan

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi tiếp xúc vật nuôi người bình thường có thể gặp nhiều các phản ứng ngứa ngáy trên da, vậy trong trường hợp này thì nên xử trí như thế nào?

Hội chứng dị ứng vật nuôi và những vấn đề liên quan

Hội chứng dị ứng vật nuôi và những vấn đề liên quan

Các phản ứng như ngứa, nổi mẩn, hắt hơi, khó thở… của cơ thể khi tiếp xúc với vật nuôi chính là tình trạng dị ứng vật nuôi. Có rất nhiều người mắc phải hội chứng này; mặc dù rất thích chó, mèo nhưng không biết làm cách nào để có thể gần và nuôi chúng.

Cơ thể bị mẫn cảm với vật nuôi khi nào?

Hội chứng dị ứng vật nuôi là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, đây là phản ứng của cơ thể trước các protein lạ, loại protein này có trong các tế bào da, lông, nước bọt, thậm chí là nước tiểu… của động vật (nhất là chó, mèo). Khi cơ thể phát hiện các protein lạ này sẽ có các phản ứng như: triệu chứng đầu tiên của cơ thể thường là hắt hơi, mũi có cảm giác bị ngứa, chảy nước mũi, nước mắt. Một số trường hợp người bệnh bị ho, nghẹt mũi, ngứa họng; thậm chí là khó thở, đau thắt ngực. Nếu dị ứng nặng có thể đau ở vùng mặt, cảm giác mặt bị tăng áp lực, mắt và mũi sưng đỏ, có quầng thâm. Đôi khi dị ứng có thể làm cho hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ, tạo các mẩn ngứa dưới da, hoặc viêm da, da dễ bị kích ứng, cũng có thể là nổi mề đay…

Nguyên nhân làm cho cơ thể người bị phản ứng với vật nuôi

Dị ứng loại này chính là do sự phản ứng của hệ miễn dịch, các loại protein động vật được cơ thể người coi là các protein lạ, cần bị tiêu diệt. Do đó hệ thống bảo vệ cơ thể sẽ sản xuất ra một loại kháng thể để chống lại các tác nhân lạ này. Mặc dù protein của nuôi là vô hại, nhưng sự nhầm lẫn của cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng dị ứng. Các protein này có thể là lông, da, vảy gàu, tế bào chết trên da, nước bọt, nước tiểu,… của vật nuôi.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: ít tiếp xúc với vật nuôi, người bị mắc bệnh hen, hoặc hệ thống miễn dịch yếu…

Điều trị và khắc phục các phản ứng dị ứng do vật nuôi gây ra

Điều trị và khắc phục các phản ứng dị ứng do vật nuôi gây ra

Điều trị và khắc phục các phản ứng dị ứng do vật nuôi gây ra

Theo các bác sĩ điều trị bệnh học chuyên khoa cho biết, đối với những người bị dị ứng với vật nuôi thì cách tốt nhất là tránh xa chúng, hạn chế tiếp xúc với lông… thậm chí những sợi lông dính trên quần áo cũng có thể gây dị ứng. Một số phương pháp đối phó vấn đề dị ứng vật nuôi như:

– Dùng thuốc kháng histamin, thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Một số loại thuốc thông dụng như: azelastine dạng xịt, sirô kháng histamin dành riêng cho trẻ em, fexofenadine, loratadin. Ngoài thuốc kháng histamin còn có thể dùng Corticosteroid giúp giảm viêm như: triamcinolone, mometasone furoate, ciclesonide, Flonase Allergy Relief . Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh có thể dùng kết hợp với thuốc có tác ụng thông mũi, tuy nhiên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

– Dùng liệu pháp miễn dịch giúp hệ miễn dịch quen với các protein lạ từ động vật, liệu pháp này là tổ hợp của các mũi tiêm, và kéo dài trong một thời gian dài, có thể phải tiêm nhắc lại trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng hay vài năm.

– Một số trường hợp dị ứng nhẹ có thể dùng phương pháp rửa mũi. Phương pháp này giúp làm sạch không khí đi vào, hạn chế các tác nhân gây bệnh xung quanh.

Đối với những người dị ứng nhưng lại muốn nuôi động vật thì cần làm sạch không khí, quần áo, vật dụng trong nhà thường xuyên, có thể dùng máy lọc không khí, máy hút bụi. Tắm và vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi thường xuyên, nên cạo lông cho chúng để tránh lông dính vào các đồ xung quanh hoặc quần áo. Khi dọn dẹp, làm vệ sinh cho vật nuôi, tốt nhất nên đeo gang tay, bịt khẩu trang, mặc kín quần áo, hoặc có thể nhờ những người không dị ứng hỗ trợ.

Nguồn: benhhoc.edu.vn