Điều trị mề đay mẩn ngứa tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Với những người đã từng bị mề đay, việc tái phát bệnh luôn là vòng luẩn quẩn khiến họ có cảm giác nhiều lúc rơi vào trạng thái bế tắc.
- “Cảnh giác” bệnh chân tay miệng cho trẻ trước năm học mới
- Bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?
- Điều trị triệu chứng tê bì tay chân bằng y học cổ truyền
Nguyên lý trong điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Mề đay là bệnh dị ứng ngoài da – gây cảm giác ngứa và vô cùng khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, vùng miền. Nhiều người cho rằng chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay. Vậy những vấn đề về gan có phải là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh mề đay, thực tế có phải như vậy?
Triệu trứng và các dạng của nổi mề đay
Nổi mề đay là bệnh thường gặp, các triệu chứng của nổi mề đay dị ứng như ngứa kèm theo nóng rát, nổi các nốt sẩn phù, sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện phù mặt, mí mắt, miệng, tay chân, bề mặt da đỏ nhẹ, kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau thắt họng, buồn nôn…
Bệnh mề đay có 3 dạng là mề đay thông thường, mề đay cấp tính, mề đay mãn tính.
- Mề đay thông thường: Nguyên nhân do một loạt các yếu tố vật lý như tiếp xúc với nước lạnh, thay đổi nhiệt độ cơ thể hay ra mồ hôi, áp lực, ánh sáng mặt trời hoặc nước…
- Mề đay cấp tính: Hầu hết trường hợp mề đay cấp tính sẽ mất đi trong một vài ngày hay một vài giờ. Nổi mề đay cấp tính có thể bao gồm những nguyên nhân như nhiễm trùng, do thuốc, côn trùng đốt, dị ứng thực phẩm. Các trường hợp mề đay mãn tính nếu không được điều trị tận gốc sẽ dẫn đến nguy cơ chuyển sang mề đay mãn tính, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
- Mề đay mãn tính: Mề đay mãn tính xảy ra hàng ngày và kéo dài hơn sáu tuần, đôi khi là hàng năm. Nổi mề đay mãn tính làm cản trở công việc, giấc ngủ hay việc học tập, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bị mề đay.
Triệu trứng và các dạng của nổi mề đay
Hiểu đúng về các chức năng trong cơ thể sẽ điều trị mề đay hiệu quả
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur,trong cơ thể mỗi người, gan là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa giữ chức năng quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Khi chúng ta cung cấp một lượng dinh dưỡng từ những thực phẩm hằng ngày, bộ máy tiêu hóa sẽ phân hủy các chất đó thành các chất hữu dụng cung cấp cho cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, những chất độc được sản sinh ra sẽ được gan chuyển hóa giải độc và được cơ thể đẩy ra ngoài theo con đường đại tiện, tiểu tiện, qua da.
Trường hợp chức năng gan kém sẽ kéo theo các chất độc bị tích tụ trong cơ thể, chức năng thận kém cũng dẫn đến việc đào thải các chất độc cũng bị ảnh hưởng và gây bệnh. Vậy nên chức năng gan và thận kém, cùng với sức khỏe giảm sút, cơ thể rất dễ mắc bệnh mề đay do không chống lại được yếu tố dị nguyên gây dị ứng mề đay xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, không chỉ chức năng gan kém mà chức năng thận kém cũng là nhân tố gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa. Do đó, nếu chỉ tăng cường, củng cố chức năng gan đơn thuần thì mề đay sẽ không thể khỏi triệt để được.
Nguyên lý trong điều trị mề đay mẩn ngứa
Theo tin tức Y học Cổ truyền, để ngăn chặn mề đay tái phát, cơ thể chúng ta cần phải đủ khỏe để tự nó chống lại các yếu tố dị nguyên gây bệnh ngay từ vòng ngoài bằng khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch. Và mạnh hơn là khả năng lọc và thải các dị nguyên đó ra ngoài bằng chức năng giải độc và thải độc của gan và thận. Yếu tố cốt lõi trong điều trị mề đay này sẽ giúp tình trạng bệnh nhẹ dần và chấm dứt tái phát. Đây được coi là “kiềng 3 chân” quan trọng trong quá trình điều trị mề đay, mẩn ngứa.
- Phương pháp điều trị bằng thuốc tây y
+ Thuốc uống: Bệnh nhân có thể uống các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin (thuốc kháng Histamin thế hệ 1) hoặc Claritine. Hay 1 số loại không gây buồn ngủ như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
+ Thuốc bôi: Trường hợp ngứa nhiều có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.
Ưu điểm: Bệnh nhân thấy hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi
Hạn chế: Dùng tây y triệu chứng có thể giảm nhanh nhưng khó khỏi hoàn toàn được vì thuốc chỉ mới điều trị triệu chứng chưa chú trọng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.
- Phương pháp dùng các mẹo dân gian
Hơ nóng mảng vó hoặc giẻ để chườm vào chỗ nổi mẩn, uống nước canh gừng, tắm bằng nước lá khế chua….
Ưu điểm: Dễ thực hiện, rẻ tiền, bệnh nhân có cảm giác giảm ngứa hoặc phù
Hạn chế: Không chữa khỏi được bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ và chỉ hiệu quả đối với bệnh nhẹ, một số trường hợp tắm nước lá không đun sôi có thể bị nhiễm khuẩn nhất là những trường hợp da đang bị tổn thương làm bệnh nhân bị bội nhiễm.
Các biện pháp chữa trị nổi mề đay
- Phương pháp dùng các loại cây thuốc nam theo hướng truyền miệng
Rất nhiều bệnh nhân truyền nhau sử dụng các loại cây như lá đơn đỏ, cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ, cây cà gai leo đun nước uống để chữa mề đay.
Ưu điểm: Bệnh nhân dễ sử dụng, ít tốn kém, một số người bệnh có hiện tượng giảm bệnh.
Hạn chế: Bệnh khó khỏi được hoàn toàn do các loại cây thuốc trên cũng có tác dụng mát gan giải độc giảm dị ứng, tuy nhiên nếu dùng đơn lẻ thì thuốc chưa đủ để phát huy tác dụng, liều lượng mà người bệnh sử dụng cũng tuỳ ý nên hiệu quả không cao, đôi khi còn phản tác dụng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc có được những kiến thức nhất định trong việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa. Để có thêm những thông tin hữu ích trong lĩnh vực Y Dược, bạn có thể nộp hồ sơ xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Dược về Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để đăng ký học ngay hôm nay.
Nguồn: benhhoc.edu.vn