Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...

Lúc giao mùa thời tiết thường thay đổi thất thường theo đó bệnh tật luôn rình rập và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào, đặc biệt là người cao tuổi có sức đề kháng suy giảm.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tái phát khi thời tiết thay đổi

                                                   Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tái phát khi thời tiết thay đổi

Một số bệnh thường gặp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Khi thời tiết giao mùa, người cao tuổi thường dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã bị suy giảm. Một số bệnh thường gặp cấp tính có thể xuất hiện như viêm đường hô hấp trên họng, thanh quản, xoang, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm khí, phế quản, viêm phổi, hen suyễn. Các bệnh này này nếu không phát hiện hoặc điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mạn tính hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, nhất là bệnh viêm phổi, hen suyễn. Những bệnh này khi mãn tính vào lúc chuyển mùa sẽ tái phát và thường khồn thể chữa khỏi dứt điểm.

Bệnh xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gút, cũng là những loại bệnh gây nhiều khó chịu cho người cao tuổi khi thời tiết chuyển mùa. Thời tiết lúc chuyển mùa cũng có thể làm cho người cao tuổi mắc các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh đường tiết niệu mạn tính tái phát.

Chuyển mùa, nhất là những lúc nắng mưa thất thường, đột ngột cũng có thể làm cho bệnh huyết áp tăng đột ngột, lý do này rất dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, do đó thực phẩm, rau xanh, nước sinh hoạt rất dễ bị ô nhiễm, nếu không cẩn thận có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do sức đề kháng của người cao tuổi đã suy giảm.

Do nắng nóng, đôi khi mưa làm cho loài muỗi dễ phát triển mạnh, nếu ở vùng đang có các bệnh lây truyền bởi muỗi như sốt xuất huyết, sốt rét, thì người cao tuổi nên cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Rau củ quả là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi

                                     Rau củ quả là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi

Phòng bệnh cho người cao tuổi như thế nào?

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền để phòng bệnh cho người cao tuổi, trước hết cần hết đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất. Mặc dù nắng nóng gây mệt mỏi nhưng không nên bỏ bữa và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 – 2,0 lít là vừa đủ, uống ít một không uống liền một lúc và nên uống thêm nước trái cây cam, chanh, nước ép các loại quả như dưa hấu, xoài, bơ Nước trái cây rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi, có khả năng tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật rất tốt.

Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính như su hào, rau muống, cải, giá đậu, bởi vì các nguồn sinh tố chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe của người cao tuổi. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa được nấu chín hoặc thực phẩm để lâu đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi.

Khi ngủ cần nằm màn cả ban ngày và ban đêm, tích cực diệt muỗi và bọ gây, lăng quăng và nên vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện bằng mọi biện pháp để diệt trừ các loại mầm bệnh.

Trên đây là một số cách phòng bệnh cho người cao tuổi mỗi khi thời tiết thay đổi. hi vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích giúp mọi người phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Nguồn: https://benhhoc.edu.vn