Nắng nóng đang diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mỗi người. Để làm mát cơ thể, bạn có thể tìm đến các loại trà trong dân gian có tác dụng thanh nhiệt.
- Tiểu sử thần y tái thế Trung Quốc Hoa Đà
- Mách bạn bài thuốc y học cổ truyền trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc mẫu đơn bì
Hoa cúc có tác dụng an thần, giải nhiệt
Các loại thảo dược trong dân gian rất dễ kiếm, mang lại nhiều tác dụng không tưởng đối với sức khỏe, trong đó có những thảo dược có thể giúp cơ thể giải nhiệt trong mùa nóng mà trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu sau đây:
Thảo dược trị nóng trong người do gan, mật
Biểu hiện bệnh: cáu gắt, bực dọc, đau khung sườn, mắt đỏ, táo bón… Lúc này bạn có thể dùng các loại thảo dược như: rau đắng, rau má, nhân trần, dành dành (chi tử), kim ngân hoa, cúc hoa,… làm trà giải nhiệt.
Chẳng hạn với rau má: Dùng 30-50g tươi mỗi ngày bằng cách rửa sạch, ép nước uống. Đối với rau má đã phơi khô, thì mỗi ngày dùng 12–16g, sắc uống.
Vị thuốc kim ngân hoa: Dùng 8-16g sắc uống mỗi ngày có tác dụng giải nhiệt độc, làm mát cơ thể, trừ rôm sảy, mẩn ngứa do gan, mật nóng.
Hoa dâm bụt có tác dụng giúp tiểu trường hoạt động tốt
Thảo dược trị nóng trong người do tim, ruột
Biểu hiện bệnh: họng khô, lưỡi đỏ, miệng khát, người nóng bức rứt mất ngủ…
Các loại thảo dược có thể dùng như: lá sen, hạt sen, nha đam, khổ qua, lá tre, bông súng, hoa thiên lý, đậu đỏ, hoa dâm bụt, dừa… Những thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc giúp an thần, ngủ ngon, giúp tiểu trường hoạt động tốt hơn.
Chẳng hạn với vị thuốc khổ qua: Bạn có thể dùng tươi 30-35g/ngày hoặc 12-20g khô sắc uống có tác dụng trị người nóng bức rứt, mụn nhọt, khô miệng, tiểu tiện không thông…
Lá sen: Dùng 8-16g lá sen khô sắc uống hàng ngày, có tác dụng trong việc an thần, thanh thử nhiệt, rất tốt với người bức rứt, say nóng, mất ngủ.
Thảo dược trị nóng trong người do tỳ vị
Biểu hiện bệnh: cơ thể mệt mỏi, miệng khô khát, tỳ vị nhiệt, đau cơ bắp, táo bón.
Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như khoai mài, mía lau, sữa đậu nành, các loại đậu (đạu hủ, đạu ván, đậu xanh), sắn dây, diếp cá, rau sam, bột củ năng, bột dong…
Những bài thuốc y học cổ truyền quen thuộc đối với diếp cá mà bạn có thể sử dụng như: ăn sống 20-40g diếp cá mỗi ngày hoặc lấy 10-12g khô sắc uống.
Dược liệu mía và mía lau: có thể ép lấy nước uống 100-150ml mỗi ngày.
Thảo dược trị nóng trong người do phế – đại trường
Biểu hiện bệnh: tiểu ít, bệnh tiểu không thông, người nóng, mụn nhọt, phù thũng, dễ sinh sỏi niệu…
Dược liệu sử dụng: đậu đen, rẻ cỏ tranh, đậu đỏ, rau muống, mã đề, râu ngô, củ sắn, ý dĩ, mộc nhĩ, bí đao…
Đối với bí đao: Bạn có thể dùng nấu canh, sắc uống hàng ngày, tác dụng rất tóc trong việc chữa tiểu không thông, tiểu ít, mụn nhọt.
Đối với quả la hán: Bạn có thể dùng 10 – 16g sắc uống mỗi ngày chữa nóng trong phổi, hơi thở nóng, khát nước.
Các loại thảo dược khác như: Bông quỳnh, rau câu, mạch môn đồng, nha đam, sau sam, bạc hà, la hán quả, thanh long, cam thảo là những thảo dược hữu hiệu giúp mát phổi, mát ruột do bị phế – đại trường nhiệt.
Lưu ý: Tùy từng loại thảo dược mà có thể sử dụng để ăn sống, giã lấy nước hay sắc nấu hoặc ăn sống như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời những thông tin trên không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/ thầy thuốc trước khi sử dụng.
Nguồn: Lương y Thảo Nguyên – benhhoc.edu.vn