Biện pháp xử lý bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

“Bé nhà tôi thường ho, ban đêm thường thở khò khè, bỏ bú, nôn trớ và người mệt mỏi. Có phải bé nhà tôi bị bệnh viêm phế quản và nên xử lý như thế nào nếu đúng?”

Biện pháp xử lý bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Biện pháp xử lý bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc các ống phế quản bị viêm, sưng và phù nề. Đồng thời khi niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ làm tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc phế quản cũng như tổn thương lông mao. Bệnh viêm phế quản là một trong những căn bệnh thường gặp do viêm nhiễm đường hô hấp xuất phát từ cảm lạnh, viêm họng, cúm, ho gà, viêm xoang,… Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người thường xuyên hút và hít phải khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm là các đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao nhất.

Do đối tượng nguy hiểm và nhạy cảm là trẻ nhỏ nên rất được nhiều các bậc phụ huynh quan tâm trên các chương trình Hỏi đáp bệnh học. Trong khi đó trẻ nhỏ không kiểm soát cũng như tự mình phòng tránh được các tác nhân gây hại sức khỏe từ môi trường nên các bậc cha mẹ càng phải chú ý để nhận biết trẻ có bị viêm phế quản hay không.

Triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Đối với trẻ em, đối tượng khi chưa biểu đạt được suy nghĩ bằng lời nói, các bậc cha mẹ cần chú ý tới biểu hiện của trẻ để đưa ra phấn đoán. Khi trẻ bị bệnh viêm phế quản triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,… Ho thường có đờm: màu trắng trong, hoặc xám, xanh, vàng,…Trong trường hợp thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, sắc mặt tím tái, thở khó,…cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ

Triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Biện pháp xử lý khi trẻ bị viêm phế quản

Đối với trẻ em, bệnh viêm phế quản gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ, chính vì vậy không chỉ tại các bệnh viện mà ngay tại các Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội mà các trường Y trên cả nước, các sinh viên đều được hướng dẫn điều trị và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em. Theo các bác sĩ phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản nghĩa bằng cách loại bỏ đờm giúp trẻ dễ thở hơn.

Khi trẻ bị sốt, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, rút mồ hôi, mặc đồ thoáng mát, không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau. Đặc biệt khi trẻ có biểu hiện sốt, bạn nên điều trị dứt điểm để phòng tránh biến chứng về sau. Nếu bé có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện để khám. Các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, đồng thời nên vệ sinh phòng sạch sẽ  không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.

Khi trẻ bị bệnh học chuyên khoa viêm phế quản, các bậc cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà giúp trẻ uống nhiều nước, nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu như nước cháo, nước súp,…tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo để tránh tái phát bệnh.

Bệnh viêm phế quản có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ bạn nên lưu ý những biểu hiện của trẻ, đặc biệt khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Benhhoc.edu.vn