Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm là bệnh lý biểu hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau, tuy nhiên chúng thường gặp trong những năm đầu đời, ít gặp ở người trưởng thành.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trên thực tế đây là một loại viêm nhiễm của da còn được gọi là eczema – một thuật ngữ để chỉ một nhóm lớn các bệnh về da. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, xuất hiện những nốt đỏ, sưng tấy và khiến da bị nứt nẻ. Dần dần, những vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn so với những vùng da còn lại. Bệnh viêm da cơ  địa xuất hiện ở cả nam, nữ, bệnh thường khởi phát từ ngay khi chúng ta còn bé và mức độ nặng nhẹ sẽ thay đổi qua từng năm. Việc gãi ngứa khi bị viêm da cơ địa sẽ càng làm xấu đi tình trạng bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác như sốt hoặc hen xuyễn.

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhưng được tin rằng có liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, sự tác động của môi trường và khả năng thẩm thấu của da. Có một yếu tố nữa cũng có thể tác động đến những biểu hiện của viêm da cơ địa nhưng không được coi là nguyên nhân gây bệnh đó là tình trạng tâm lý.

Để có thể chuẩn đoán được bệnh, các y bác sỹ cần dựa vào các biểu hiện, triệu chứng của viêm da cơ địa. Khi xét nghiệm, cần loại trừ các bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã để có thể đưa ra kết luận chính rằng có phải bệnh viêm da cơ địa hay không.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu nên các triệu chứng báo hiệu bệnh rất rõ ràng. Theo đó triệu chứng xuất hiện là bề mặt da khô và có vảy trên khắp cơ thể, kèm theo đó là sự ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện các nốt đỏ từ đó phát triển thành các tổn thương lớn ở tay, chân, mặt và cổ. Ngoài ra, còn xuất hiện triệu chứng viêm da cơ địa khác kèm theo là có thể xuất hiện những vết lằn trong da phía dưới mí mắt, nám quanh mắt. Do quá trình bị tổn thương da sẽ xuất hiện các sắc tố tạm thời ở cổ dẫn đến tình trạng da cổ thâm đen (dirty neck) và có những vết sần sùi giống như vỏ cây ở cổ tay, khớp ngón tay, cổ chân, bàn chân.

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa cần kết hợp chặt chẽ giữa chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc: nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Nếu các vùng viêm da cơ địa bùng phát, bạn nên sử dụng các loại kem, thuốc có chứa chất kháng histamin và các loại thuốc chống viêm khác để kiểm soát tình trạng bệnh. Những thuốc chống viêm GC hay các loại kem bôi có chứa các chất ức chế miễn dịch cũng được sử dụng trong trường hợp các phương pháp chữa viêm da cơ địa khác không đem lại hiệu quả mong muốn. Các loại thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi) thường được sử dụng trong những trường hợp viêm da cơ địa gây nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu của vi khuẩn phát triển. Liệu pháp điều trị bằng tia cực tím (UVB phototherapy) cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chữa bệnh học chuyên khoa, phương pháp này chỉ phổ biến ở nước ngoài.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa cần kết hợp nhiều yếu tố

Ngoài ra, nên tránh những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của bạn như: quần áo len, xà phòng, nước hoa, clo, bụi và khói thuốc lá. Bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ ăn uống nếu có dấu hiệu dị ứng thực phẩm.

Nguồn: benhhoc.edu.vn